Thờ cúng Tổ tiên là một nét đẹp trong văn hoá truyền thống của người Việt, chính vì thế dòng họ nào, chi tộc nào cũng xây dựng nhà thờ làm nơi để cho con cháu tưởng nhớ, tri ân Tổ tiên hội tụ, gặp gỡ thêm thắm đượm tình anh em họ tộc. Ở Nghệ An, sau Tết Nguyên Đán, Rằm tháng Giêng được xem là ngày lễ trọng để cháu con tụ hội, tìm về đất Tổ.

Màn chào hỏi của Đoàn nghệ thuật trống hội Hoàng thành Thăng Long
Đã trở thành thông lệ, cứ vào ngày 10-12 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhà thờ Nguyên Tổ họ Hồ Việt Nam nơi thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật cụ tổ sinh ra dòng họ Hồ Việt Nam (di tích lịch sử văn hóa quốc gia) tại xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An lại tề tựu đông đủ con cháu. Không chỉ người ở gần mà hầu hết con cháu trong dòng họ trên mọi miền đất nước đều ghi nhớ truyền thống này. Đây còn là dịp để tôn vinh các gia đình đã có những đóng góp, làm rạng danh dòng họ. Lễ tế tổ được tổ chức trang nghiêm, hoành tráng, với nhiều chương trình lễ hội truyền thống đặc sắc, tỏ lòng thành kính, tri ân, tưởng nhớ Tổ tên.

Đoàn Nghệ thuật trống hội Hoàng Thành Thăng Long trong màn Màn múa rồng
Sau lễ tế Tổ đại tộc là đến lễ tế các chi họ lớn, chi nhánh, chi họ nhỏ, nên lễ thế Tổ đầu năm thường kéo dài từ ngày 10 tháng giêng đến hết ngày rằm tháng giêng.
Anh Hồ Văn Huy một người con của dòng họ hiện đang công tác, sinh sống ở Cà Mau vừa bay chuyển bay đầu tiên trong ngày từ Sài Gòn về sân bay Vinh nhưng không kịp dự lễ tế chính vì chuyến bay trễ chia sẻ: “Chúng tôi tâm niệm, Lễ tế Tỗ đầu năm là dịp để con cháu tìm về cội nguồn, tri ân Tổ Tiên, gặp gỡ anh em để không bị lãng quên do khoảng cách và thời gian nên năm nào gia đình tôi cũng về, dù ở xa xôi tận cuối cùng của Tổ quốc”

Hành lễ
Ông Hồ Tất Thắng phó Ban liên lạc họ Hồ Việt Nam, chủ tế trong buổi lễ nói : “Lễ tế Tổ đầu năm là dịp để nhớ về cội nguồn, qua đó giáo dục con cháu, xây dựng mối đoàn kết anh em trong dòng họ tri ân Tiên Tổ” góp phần xây dựng dòng họ Văn hóa phát triển bền vững.
Cũng như họ Hồ, ở Nghệ An nhiều dòng họ khác vẫn giữ truyền thống tế Tổ dịp đầu năm như một trong những nghi thức quan trọng nhất trong năm. Về làng Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An những ngày này đường sá tắc nghẽn, xe cọ đông đúc như nêm, cờ hoa rợp trời, trống hội râm ran, không khí nô nức của ngày hội đầu năm thể hiện rõ trên gương mặt của mọi người dân. Anh em, họ hàng lâu ngày được gặp nhau niềm vui hội ngộ qua các chén rượu đầu xuân hết sức tình cảm và sảng khoái ấm tình anh em họ tộc, mọi người gặp nhau đều như trong một gia đình .
Lễ tế tổ đầu năm ở Việt Nam nói chung và ở Nghệ An đã tồn tại hàng nghìn năm nay. Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, thay đổi của cuộc sống, lễ tế Tổ Rằm tháng Giêng vẫn được các họ tộc lưu giữ. Đó là cách để con cháu bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối vớiTổ tiên, nguồn cội của mình để từ đó phấn đấu tốt hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Màn Khai lễ của Đoàn Nghệ thuật trống hội Hoàng Thành Thăng Long

Màn múa rồng của Đoàn Nghệ thuật trống hội Hoàng Thành Thăng Long
Màn chào kết thúc của Đoàn Nghệ thuật trống hội Hoàng Thành Thăng Long
Đoàn Nghệ thuật trống hội Hoàng Thành Thăng Long trong màn kết thúc
Màn Trồng khai hội của Đoàn Nghệ thuật trống hội Hoàng Thành Thăng Long
Màn múa rồng lân của Đoàn Nghệ thuật trống hội Hoàng Thành Thăng Long
Lễ tế
Dâng lễ vật
Đông đảo con cháu nội ngoại họ Hồ về dự lễ
Đông đảo con cháu nội ngoại họ Hồ về dự lễ
Lễ dâng rượu
Ban chủ tế
Lễ dâng trà
Lễ dâng hoa
Đọc văn tế
Hóa văn tế
Con cháu nội ngoại họ Hồ dâng hương, tri ân tiên Tổ sau khi lễ thành
Sau khi con cháu dâng hương xong thì toàn bộ lư hương tự hóa
Thanh niên họ Hồ là lực lượng tự nguyện đi trước về sau trong công việc họ. Những ngày lễ tế, ngày giỗ Tổ thanh niên họ Hồ thường về trước một đến hai ngày để làm vệ sinh chuẩn bị các công việc cho tế lễ, sau khi lễ xong, thanh niên lại là lực lượng ở lại sau để dọn dẹp và vệ sinh…
Con cháu họ Hồ từ Nha Trang, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, TP Vinh về dự lễ tế Tổ
Con cháu nội ngoại họ Hồ phát tâm công đức
Bàn gi công đức luôn tập nập
Phát hành Bản tin họ Hồ và các tài liệu giới thiệu về lịch sử họ Hồ
Đoàn con cháu họ ngoại từ tỉnh Hà Nam lần đầu tiên về dự lễ tế tổ họ Hồ